Để phong trào tình nguyện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thanh thiếu nhi, người dân
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Giá xăng dầu hôm nay 18.4.2024: Đồng loạt giảm
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, anh Timothée Rousselin (còn gọi là Tim) và vợ, chị Eley Nhung Rousselin đã chia sẻ về những cái tết đặc biệt của gia đình Pháp - Việt này ở TP.HCM cũng như dành lời chúc đặc biệt tới quý độc giả Báo Thanh Niên.Tim, một người đàn ông Pháp đem lòng yêu Việt Nam ngay từ cái nhìn đầu tiên để rồi từ bỏ sự nghiệp suốt 15 năm ở Paris, anh quyết định gắn bó với TP.HCM suốt đời. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2019, anh Tim quyết định bỏ lại cuộc sống đã quá quen thuộc ở Pháp, tìm kiếm cho mình một cuộc sống mới, những cơ hội mới tại TP.HCM. Anh nói đó là một trong những bước ngoặt lớn nhất đời mình.Hành trang đặc biệt nhất anh mang theo là những ấn tượng, cảm mến về Việt Nam, thông qua lời kể của cha mẹ, khi họ từng đến đây du lịch, rằng, Việt Nam tươi đẹp với những con người hiếu khách, tốt bụng và những món ăn ngon.Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, cũng gây cho anh chàng người Pháp những khó khăn thời điểm đầu. Anh nhận ra rằng, để có thể sống ở đây, phải biết tiếng Việt và anh cũng bắt đầu học. Dù hiện tại có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng anh Tim cũng thừa nhận đây thực sự là một ngôn ngữ khó.Những ngày đầu ở Việt Nam, anh làm quản lý cho một nhà hàng Pháp tại TP.HCM. Vài tháng sau, duyên nợ đã đưa anh đến làm việc tại một nhà hàng nổi tiếng giữa lòng Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà và làm quản lý đến thời điểm hiện tại.Tháng 6.2020, anh Tim quen với chị Eley Nhung Rousselin, nay đã là vợ của anh, thông qua mạng xã hội. Chưa đầy 6 tháng yêu nhau, cặp đôi đã có một đám cưới đặc biệt đã diễn ra ở quê chị Eley Nhung ở H.Gò Dầu (Tây Ninh) vào tháng 11.2020, chính thức nên duyên vợ chồng.Đến nay, họ đã có một gia đình nhỏ trọn vẹn với "nếp tẻ đầy đủ", là cậu con trai Louis Minh Khang (4 tuổi) và cô con gái Lilas Minh Vy ( 3 tuổi). Gia đình nhỏ của anh Tim và chị Nhung đang sống những ngày hạnh phúc, yên bình trong căn nhà ở P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức).Từ ngày sống ở TP.HCM, người đàn ông Pháp luôn đón tết ở Việt Nam. Với công việc của một quản lý nhà hàng, anh Tim luôn bận rộn vào những ngày Tết Nguyên đán. Đó là lý do mà chị Eley Nhung thường cùng các con về Tây Ninh đón tết, còn anh ở lại TP.HCM."Đó là công việc của tôi và tôi hạnh phúc khi được cùng mọi người đón khách ở nhà hàng vào dịp năm mới. Bạn biết không, vào ngày tết, mọi người sẽ mặc những bộ áo dài thật đẹp, lộng lẫy, tinh thần vui tươi, phấn khởi vào nhà hàng hay đến khu vực trung tâm TP.HCM chụp ảnh. Với tôi, hình ảnh đó thật đẹp, thật ấn tượng vào ngày tết", anh Tim bày tỏ.Với anh Tim, tết hạnh phúc và yêu thương khi anh được đón những vị khách đặc biệt ở nhà hàng của mình và dành cho nhau những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất. Những nụ cười rạng rỡ, những lời chúc của khách gửi đến người đàn ông Pháp cũng khiến anh có cảm xúc "rất tết", rất ấm áp dù không ở cạnh vợ con.Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay là một cái tết đặc biệt, khi chị Eley Nhung lần đầu ở TP.HCM đón tết cùng anh Tim. Cuối năm 2024, chị vừa cùng gia đình mở một nhà hàng Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) và nhà hàng dự định sẽ bán xuyên tết năm nay.Anh chị cho biết họ luôn nỗ lực làm việc, kể cả ngày tết vì mong muốn có thể lo cho tương lai của các con cũng như để cuộc sống của gia đình nhỏ được tốt hơn. Khi cả 2 vợ chồng cùng nhau nỗ lực, với họ đó cũng là một dạng hạnh phúc."Dù bận thế nào, vợ chồng mình cũng sẽ dành thời gian cho các con, cho gia đình vào năm mới. Xin được chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn", anh Tim và vợ nhắn nhủ.
Bên ngoài bản vẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoàng Hiền
Duy Mạnh khép lại năm 2024 bằng ca khúc Bắt taxi, hòa trộn giữa EDM và Dance Pop đầy sôi động. Bên cạnh bầu không khí tiệc tùng, xuyên suốt bài hát còn nhấn mạnh thái độ ga lăng, trách nhiệm của người đàn ông. Duy Mạnh đã rất khéo léo lồng ghép tinh thần “chơi hết mình nhưng luôn an toàn” vào trong dự án âm nhạc của mình.Dự án được Duy Mạnh và ê kíp chuẩn bị trong 2 tháng với mong muốn mang một sản phẩm chỉn chu đến mọi người. “Duy Mạnh muốn khán giả khi nghe Bắt taxi sẽ quên hết muộn phiền, đắm chìm trong giai điệu sôi động, nhưng sau tất cả, chúng ta vẫn phải giữ vững nguyên tắc an toàn, biết cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Đây cũng là thông điệp chủ đạo trong sản phẩm lần này”.Điểm đặc biệt trong MV là Duy Mạnh một mình thủ hai vai. Nói về trải nghiệm này, nam ca sĩ bày tỏ: “Ban đầu tôi nghĩ chỉ cần thay đổi phục trang, đeo lens là đủ, nhưng vào thực tế, mình còn phải thể hiện hai cá tính khác biệt. Người thì luôn toát lên sự tự tin, hào sảng, người lại ranh ma và ẩn chứa nhiều âm mưu. Tôi mất khá nhiều thời gian để luyện tập, quay đi quay lại cho đến khi ưng ý”.Tại sự kiện ra mắt MV, Duy Mạnh có màn hát live ca khúc kết hợp cùng việc khoe vũ đạo trong sự cổ vũ của mọi người. Bên cạnh đó, nam ca sĩ còn kết hợp với con gái trong Tình em là đại dương để tri ân người bạn đời. Giọng ca Kiếp đỏ đen thừa nhận quá khứ có nhiều sai lầm nhưng đã thay đổi. Ở hiện tại, Duy Mạnh chủ yếu dành thời gian cho gia đình nhỏ và âm nhạc.Duy Mạnh cũng bật mí con gái là nguồn động lực để thay đổi trong âm nhạc, cập nhật xu thế phù hợp với thị hiếu khán giả. Trước đó, Duy Mạnh từng trải qua giai đoạn trầm cảm vì hát nhạc buồn quá nhiều, phải nhốt mình trong phòng "tận hưởng" sự cô độc trong quãng thời gian dài. “Sau này khi gần các bạn trẻ, tôi đã cố gắng nhiều. Năng lượng của các bạn giúp tôi trở nên khác hơn. Tôi đang tận hưởng niềm vui với các bạn”, anh nói.
Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.
Reuters: Quân đội và chính phủ Trung Quốc vẫn mua được chip Nvidia dù Mỹ cấm
Được xem là nhóm ngành đặc thù không phải ai cũng có thể theo học do đòi hỏi yếu tố năng khiếu, tuy nhiên với xu hướng tích hợp công nghệ, các ngành học thuộc lĩnh vực thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc ngày càng thu hút người học và vì thế sự cạnh tranh cũng không hề thua kém so với một số ngành "nóng" khác.Trong chương trình tư vấn trực tuyến hôm nay, các chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách xét tuyển khối ngành thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc, những ngành học mới, những tố chất quan trọng… nếu thí sinh muốn theo đuổi lĩnh vực này.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.

Masan đạt doanh thu hơn 57.000 tỉ đồng sau 9 tháng
Qua mạng xã hội Facebook, lừa đổi điện thoại
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
CMC công bố sáng kiến AI.X và C.OpenAI tại WEF 2025
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
soi cầu xổ số đà nẵng hôm nay
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ rằng mình không có cha, khác với bạn bè cùng trang lứa. Sau này tôi mới hiểu, "nhắc đến cha là điều cấm kỵ, vì cha là Việt Minh tham gia kháng chiến chống thực dân và đi tập kết ở miền Bắc".Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân, mà lại không được nhắc đến; cũng như ông cố tổ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân của chúng tôi - một chiến sĩ yêu nước kiên cường chống thực dân, người bị thực dân chặt đầu, mà sau này dưới ách thực dân và chính quyền tay sai, gia đình nội của mẹ tôi mỗi lần đi thăm mộ phải lén lút trong đêm?!Tôi còn nhớ rõ như in, sau khi tiễn cha đi tập kết, được hơn một năm, trong một đêm vắng lặng bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Sáng hôm sau, mới biết có người bị lính phục kích bắn chết ngay phía sau nhà. Hai ngày sau đó, mới có người đến khiêng xác đi mai táng. Nhìn người chết được khiêng trên võng, mẹ tôi nghẹn ngào nói "người đàng mình đó con…".Tuổi thơ của tôi bị dày xéo bởi những cảnh đau thương như vậy! Trong một dịp xem phim tài liệu, được nghe phát biểu của đồng chí Mai Chí Thọ (là một trong những người lãnh đạo vùng Nam bộ lúc bấy giờ) nói về cảnh tàn sát của đế quốc và chính quyền tay sai, sau Hiệp định Genève 1954. "Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một, mới ra thái bình…". Chúng ta mới có thể hình tượng lại sự đau thương đến tột cùng của đồng bào miền Nam lúc bấy giờ.Ghi lại những ký ức này, tôi bày tỏ sự khởi đầu nhận thức cũng như tình cảm yêu nước của tôi. Đơn giản là chưa lý giải được căn nguyên và nguồn gốc cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân ta, mà sau này khi bước vào tuổi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu...Cũng như bao chiến sĩ Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tôi đã trực tiếp chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước.Tôi nhớ mãi lời động viên đầy tâm huyết của đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Phải có cặp mắt nhìn xuyên qua ác liệt thì mới thấy được thắng lợi. Các chiến sĩ của chúng ta ở thời điểm đó, quả thật đã thể hiện xứng đáng quyết tâm, ý chí, lòng dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.Trong dịp được tham gia làm bộ phim tài liệu Nhớ về Sài Gòn Mậu Thân 1968, tôi có phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của sự kiện lịch sử này. "Tôi nghĩ không có một chiến thắng nào mà không trải qua ác liệt, hy sinh. Mậu Thân 1968 là một trong những điển hình đó, cái chúng ta được lớn nhất cần ghi nhận đầy đủ chính là vấn đề chiến lược…, để tiến tới sự kiện lịch sử - đại thắng mùa xuân 30.4.1975".Nhìn lại lịch sử từ sau Mậu Thân 1968 đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn 30.4.1975, chúng ta càng thấy Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược của Bác Hồ về công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất non sông.Ghi lại những dòng này, tôi bày tỏ những cảm xúc thể hiện khát vọng của một thanh, thiếu niên, một chiến sĩ trước vận mệnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc… đã trải qua những thăng trầm, những thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà tôi đã được tham gia. Với cách nhìn, sự hiểu biết của tôi trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.Thắng lợi của cuộc kháng chiến thống nhất non sông của nhân dân ta mà đỉnh cao có tính quyết định là đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta định ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hòa bình.Song các thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn với mưu đồ chiến lược của riêng họ đã hậu thuẫn, chỉ đạo bọn phản động Pol Pot tiến hành chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam của đất nước ta. Và thất bại trong chiến lược này, chúng không ngần ngại mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Với chiêu bài láo xược "dạy cho Việt Nam một bài học".Có mặt vào thời điểm lịch sử trên chiến trường biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tôi đã tận mắt nhìn rõ tội ác của quân xâm lược, và lòng căm thù của đồng bào ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc, đã nghèo khó, lại bị giặc đốt phá nhà cửa gây biết bao đau thương, tang tóc…Đất nước ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược. Ước vọng lớn nhất của mỗi chúng ta là giữ gìn hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.Tôi và gia đình cũng như bao đồng đội khác tin tưởng chắc chắn rằng: Không cách nào khác, Đảng ta phải kiên trì đường lối đổi mới, chủ động, sáng tạo phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển tất yếu của thời đại; nhằm đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tạo dựng vị thế Việt Nam ngày càng rộng lớn trong cộng đồng quốc tế, khu vực và đặc biệt là các nước láng giềng.Nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của nhau, cùng có lợi, là phương sách để giữ gìn hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước bền vững, thịnh vượng sau bao năm trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Mỗi chúng ta không được lãng quên con đường đầy hy sinh mất mát để cả dân tộc được hưởng hòa bình, ổn định, xây dựng đất nước phát triển như ngày hôm nay. Tất cả người dân Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, trăm triệu người như một đang chuẩn bị hành trang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Với những chủ trương, quyết sách mang tính đột phá: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp; tinh gọn bộ máy; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực… cùng nhiều chủ trương lớn đồng bộ để đất nước ta có thể bay bổng, bay xa trong một thế giới đầy triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức với đích đến sánh vai với các cường quốc năm châu…Đó chính là khát vọng, là niềm tin làm sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như đại thắng mùa xuân năm 1975.* Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư